Kế hoạch Kiểm tra năm học 2019-2020 của Trường TH Vĩnh Hà


KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC KIỂM TRA NĂM HỌC 2019-2020

 

I. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ

- Căn cứ Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT ngày 08/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019-2020 của ngành giáo dục;

- Căn cứ Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 26/8/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2019-2020 của ngành giáo dục;

- Căn cứ Kế hoạch số 1352/KH-SGDĐT ngày 28/8/2019 của Sở GD&ĐT Quảng Trị về thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về nhiệm vụ năm học 2019-2020;

- Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ năm học 2019-2020 của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị và Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh;

- Căn cứ Công văn số 1397/SGDĐT-TTr ngày 06/9/2019 của Sở GD&ĐT Quảng Trị về Hướng dẫn hoạt động kiểm tra của Phòng GD&ĐT;

- Căn cứ Kế hoạch số 01/KH-TH ngày 28/8/2019 của Trường Tiểu học Vĩnh Hà về kế hoạch, phương hướng, nhiệm vụ năm học 2019-2020.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Kiểm tra việc tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trư­ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Kiểm tra  công tác huy động học sinh đến trường, vận động trẻ em khuyết tật, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Công nhận HTCTTH cho học sinh trong nhà trường.

3. Kiểm tra  việc xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.

4. Kiểm tra việc thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.

5. Kiểm tra công tác quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

6. Kiểm tra công quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

7. Kiểm tra  việc phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.

8. Kiểm tra  việc tổ chức cho CB-GV-NV và học sinh tham gia các hoạt động xã hội.

9. Kiểm tra  việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

III. NHIỆM VỤ:

1. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1.1. Tăng cường việc tuyên truyền, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra (Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục; Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT; Thông tư số 05/2014/TT-CP, Nghị định số 138/2013/NĐ-CP…).

1.2. Kiện toàn tổ chức, ra quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học KTNBTH). Bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho Ban KTNBTH nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ.

1.3. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, tiếp tục kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" cuộc vận động "Hai không" cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực".

1.4. Kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin tới toàn thể giáo viên kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý giáo dục. Kiểm tra việc thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, xếp loại HS theo TT 22/2016 của Bộ GDĐT.

1.5. Kiểm tra việc thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật phòng chống tham nhũng và Luật khiếu nại, tố cáo, thanh tra, kiểm tra, nhằm tập trung chấn chỉnh nề nếp kỷ cương trong quản lý dạy và học, tài chính, tài sản, trong thi cử, xét lên lớp, tuyển sinh lên lớp, ở lại, dạy thêm, học thêm.

1.6. Tổ chức bán trú cho học sinh, kiểm tra VSATTP tại bếp ăn, nguồn nước..

2. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

2.1. Kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo

2.1.1. Nội dung kiểm tra

a) Trình độ nghiệp vụ sư phạm

- Trình độ nắm yêu cầu của nội dung, chương trình, kiến thức, kỹ năng, thái độ cần xây dựng cho học sinh.

- Trình độ, kỹ năng vận dụng phương pháp giảng dạy, giáo dục.

b) Việc thực hiện quy chế chuyên môn

- Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục.

- Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học theo quy định.

- Kiểm tra học sinh và chấm, chữa bài theo TT 22/2016/TT-BGDĐT.

- Bảo đảm các hồ sơ chuyên môn theo quy định.

- Tự bồi dưỡng và tham dự các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ.

- Tuân thủ quy định về dạy thêm, học thêm.

c) Kết quả giảng dạy

- Kết quả đánh giá môn học của học sinh từ đầu năm học đến thời điểm kiểm tra.

- Kết quả khảo sát bài trắc nghiệm chất lượng học sinh của cán bộ thanh tra.

- Kết quả kiểm tra chất lượng các lớp giáo viên dạy so với chất lượng chung của toàn trường, so sánh với kết quả học tập của học sinh các năm học trước và mức độ tiến bộ so với lúc giáo viên mới nhận lớp.

d) Việc thực hiện các nhiệm vụ khác

Hiệu trưởng đánh giá giáo viên về công tác chủ nhiệm lớp (nếu có) và các công tác khác được phân công.

2.1.2. Đánh giá xếp loại khi kết thúc kiểm tra

Áp dụng chuẩn đã ban hành để đánh giá, xếp loại 04 nội dung sau vào một trong bốn loại: tốt, khá, đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu

a) Đánh giá trình độ nghiệp vụ sư phạm

Xếp loại trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên căn cứ vào kết quả xếp loại các giờ dạy đã được cán bộ kiểm tra dự và rút kinh nghiệm với giáo viên.

- Nếu 2 tiết được xếp chung vào loại nào thì đánh giá chung xếp loại vào loại đó.

- Nếu cách nhau 2 bậc thì xếp loại chung vào giữa hai loại đó.

- Nếu trong 3 tiết có 2 tiết xếp loại giống nhau, tiết còn lại chỉ thấp hơn hoặc cao hơn một bậc, thì xếp loại chung là loại của 2 tiết kia.

- Nếu trong 3 tiết có 2 tiết xếp ngang nhau, tiết còn lại thấp hơn hoặc cao hơn 2 bậc thì xếp loại chung là loại giữa 2 loại đó.

- Nếu 3 tiết xếp vào 3 loại khác nhau thì xếp loại chung vào giữa 2 loại kia.

b) Đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn

Đánh giá chung việc thực hiện quy chế chuyên môn xếp vào loại nào thì 03 yêu cầu: thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục; soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học theo quy định; kiểm tra đánh giá học sinh theo quy định phải đạt loại đó trở lên, 04 yêu cầu còn lại có thể thấp hơn 1 bậc.

c) Đánh giá kết quả giảng dạy

Việc đánh giá kết quả giảng dạy thông qua đánh giá kết quả học tập của học sinh, căn cứ vào điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá bằng nhận xét từng môn học của giáo viên, kết quả kiểm tra khảo sát của cán bộ kiểm tra, so sánh với năm học trước và chất lượng chung toàn trường.

d) Đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ khác

Hiệu trưởng cung cấp cho cán bộ kiểm tra một phiếu đánh giá xếp loại giáo viên về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao:

- Công tác chủ nhiệm (nếu có).

- Thực hiện các công tác khác do trường phân công.

 

2.1.3. Đánh giá chung và xếp loại giáo viên khi kết thúc kiểm tra

- Nguyên tắc đánh giá: Căn cứ 4 nội dung kiểm tra.

- Giáo viên được xếp loại nào thì cả hai nội dung 1 (nghiệp vụ sư phạm) và nội dung  2 (thực hiện quy chế) đều phải được xếp từ loại đó trở lên. Nội dung 3 (kết quả giảng dạy) và nội dung 4 (thực hiện các nhiệm vụ khác) có thể thấp hơn một bậc.

2.2. Kiểm tra lớp học và học sinh:

- Có thể kiểm tra toàn diện một lớp hoặc kiểm tra một vấn đề nhằm rút ra kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp, việc giảng dạy của giáo viên, phát hiện tình hình học sinh. Đặc biệt là các lớp có dấu hiệu đi xuống trong phong trào thi đua, các học sinh có biểu hiện vi phạm nội quy trường lớp.

- Kiểm tra việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị trong lớp học.

2.3. Kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn.

- Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng, nhóm trưởng: nhận thức, vai trò, tác dụng, uy tín, khả năng lãnh đạo chuyên môn …

- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: kế hoạch, nghị quyết, biên bản, chất lượng dạy, các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm…

- Kiểm tra chất lượng dạy - học của tổ nhóm chuyên môn (việc thực hiện chương trình, chuẩn bị bài, chất lượng dạy học, việc thực hiện đổi mới phương pháp, sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học, việc kiểm tra, đánh giá học sinh, tác dụng, uy tín của tổ, nhóm chuyên môn trong trường…)

- Kiểm tra nề nếp sinh hoạt chuyên môn: dự giờ, phân tích tiêt dạy, giảng mẫu, thao giảng, họp tổ, nhóm, nội dung, chất lượng hiệu quả buổi sinh hoạt, …

- Kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

- Kiểm tra chỉ đạo phong trào học tập của học sinh: phụ đạo học sinh yếu, ngoại khóa, các tiết dạy NGLL…

- Kiểm tra việc đánh giá xếp loại GV trong tổ, nhóm

(Việc kiểm tra chuyên đề các tổ đảm bảo ít nhất 1lần/tổ/học kì.)

2.4. Kiểm tra công tác quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường:

2.4.1 Kiểm tra công tác quản lý hành chính:

- Kiểm tra việc soạn thảo; luân chuyển, lưu trữ công văn đi, đến; chế độ báo cáo.

- Kiểm tra các bộ phận thực hiện chế độ công khai

- Kiểm tra việc quản lý các hồ sơ, sổ sách hành chính, giáo vụ (Sổ đăng bộ; học bạ học sinh; sổ theo dõi phổ cập giáo dục; sổ Nghị quyết của nhà trường; sổ kiểm tra, đánh giá giáo viên về công tác chuyên môn; sổ quản lý tài sản; sổ quản lý tài chính; sổ theo dõi công văn đi, công văn đến; hồ sơ tuyển sinh; sổ khen thưởng kỷ luật học sinh; sổ lưu trữ các văn bản, công văn và các loại hồ sơ sổ sách khác).

2.4.2. Kiểm tra công tác quản lý tài chính:

- Kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách theo quy định cho CB-GV-NV.

- Kiểm tra việc ghi chép trên chứng từ, trên sổ sách KT trên báo cáo tài chính;

- Kiểm tra tiến độ, số liệu thực hiện thu chi thực tế giữa thủ quỹ và sổ sách kế toán.

2.4.3. Kiểm tra công tác quản lý tài sản:

- Kiểm tra việc xây dựng, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị trường học.

- Kiểm tra việc đảm bảo vệ sinh trường lớp, đảm bảo an toàn; thẩm định giá trị sử dụng của cơ sở vật chất trường, lớp; nắm bắt kịp thời tình trạng mất mát, hư hỏng của các loại tài sản.

- Kiểm tra thư viện, thiết bị thí nghiệm: Cơ sở vật chất; việc sắp xếp, bố trí, trang trí, vệ sinh; số lượng và chất lượng; việc thực hiện nội qui, việc cho mượn, thu hồi; hồ sơ sổ sách, bảo quản, giới thiệu, thống kê, phân loại, bổ sung sách báo, thiết bị dạy học; thực hiện giờ giấc, thái độ làm việc…

2.4.4 Kiểm tra hoạt động y tế trong trường học:

- Kiểm tra kế hoạch hoạt động y tế, việc tuyên truyền phòng chống dịch bệnh và thực hiện các chương trình y tế dự phòng...

- Kiểm tra công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh,...

2.5. Kiểm tra công tác bán trú:

- Kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ bán trú, hoạt động của bộ phận nuôi dưỡng, chăm sóc học sinh.

- Kiểm tra việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và lưu mẫu thức ăn hàng ngày.

- Kiểm tra hồ sơ sổ sách liên quan đến công tác bán trú.

3. Chương trình kiểm tra cụ thể:

Thời gian

Nội dung kiểm tra

Đối tượng

kiểm tra

Tháng 8 năm 2019

- Kiểm tra CSVC chuẩn bị cho năm học mới.

- Kiểm tra công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

- Kiểm tra công tác tuyển sinh (6 tuổi vào lớp 1).

- Kiểm tra công tác thư viện thiết bị và cấp phát VPP

- KT-VP

- CB-GV-NV

- Ban tuyển sinh

- CB TV-TB

 

 

Tháng 9 năm 2019

 

 

 

 

- Kiện toàn Ban kiểm tra năm học 2019-2020.

- Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo

- Kiểm tra nề nếp dạy - học đầu năm.

- Kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn

- Kiểm tra công tác hành chính, y tế.

- Kiểm tra công tác bán trú

- Xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch kiểm tra

- Kiểm tra công tác PC XMC, GDTH ĐĐT, THCS.

- Kiểm tra hồ sơ 100% giáo viên.

- Ban KTNBTH

- GV

- GVCN, lớp

- Tổ CM

- VP, Y.Tế

- Tổ bán trú

- Ban KTNBTH

- CB PCGD

- GV

Tháng 10 năm 2019

 

 

- Kiểm tra việc triển khai kế hoạch thi GVCNG cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh.

- Dự giờ giáo viên, kiểm tra việc ứng dụng CNTT và sử dụng thiết bị, ĐDDH.

- Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo.

- Kiểm tra lớp và học sinh

- Kiểm tra chuyên đề 1-2 giáo viên.

- GV đăng ký

- GV dạy các lớp.

- GV

- HS và lớp

- GV được phân công.

 

Tháng 11 năm 2019

 

- Kiểm tra thường xuyên 2 GV

- Kiểm tra  hoạt động thực hiện quy chế chuyên môn.

- Kiểm tra giám sát các tổ chuyên môn tổ chức thao giảng, và kiểm tra hồ sơ dân chủ.

- Kiểm tra công tác bán trú

- GV dạy

- CB-GV

- Tổ CM

 

-  Tổ bán trú

Tháng 12 năm 2019

 

 

 

- Kiểm tra hoạt động SP nhà giáo, thường xuyên 1-2 GV.

- Kiểm tra công tác bồi dưỡng chuyên môn .

- Kiểm tra nề nếp hoạt động đội và công tác bán trú.

- Kiểm tra việc triển khai kế hoạch tổ chức các cuộc thi của GV (Viết và trình bày bảng, Đọc và kể chuyện…)

- Kiểm tra việc quản lý tài chính, tài sản, sử dụng các nguồn kinh phí trong nhà trường.

- Kiểm tra hồ sơ 100% giáo viên.

- GV

- CB-GV-NV

- TPT Đội

- GV-HS

 

- Bộ phận tài vụ

 

- GV

Tháng 1 năm 2020

 

 

- Kiển tra nội bộ 1-2 GV. KT hoạt động SP nhà giáo.

- Kiểm tra việc ra đề, coi, chấm bài kiểm tra cuối kì I.

- Kiểm tra việc nhận xét, đánh giá học sinh cuối HK1

- Kiểm tra công tác bán trú.

- Kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn.

- Sơ kết công tác kiểm tra nội bộ học kì I

- Kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ khác được giao

- GV

- GV

- GV

- Phụ trách BT

- Tổ CM

 

- CB-GV-NV

Tháng 2 năm 2020

 

 

- Kiểm tra nề nếp các lớp học sinh sau tết nguyên đán.

- Kiểm tra toàn diện 1-2 GV.

- KT hoạt động SP nhà giáo.

- Kiểm tra bếp ăn sau nghỉ tết.

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sinh hoạt tổ CM

- Kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ khác được giao

- Các lớp

- GV

- CB-GV

- Phụ trách BT

- Tổ CM

- CB-GV-NV

Tháng 3 năm 2019

 

 

- Kiểm tra thường xuyên 1 GV; hoạt động SP nhà giáo.

- Kiểm tra công tác bán trú, y tế.

- Kiểm tra công tác thư viện- thiết bị

- Kiểm tra sổ sách tài chính và công tác bán trú

- Kiểm tra hoạt động thao giảng, bồi dưỡng câu lạc bộ..

- Kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng chuyên môn NV

- GV

- Y.tế, B.trú

- CB TV-TB

- KT

- GV

- CBQL, tổ CM

Tháng 4 năm 2020

 

 

- Kiểm tra việc tổ chức ôn tập cuối kì II.

- Kiểm tra hồ sơ GV lần 2.

- KT hoạt động SP nhà giáo.

- Kiểm tra công tác bán trú

- Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua.

- Kiểm tra việc triển khai sinh hoạt tổ chuyên môn.

- Tổ CM, GV

- GV

- CB-GV

- Phụ trách BT

- Tổ CM, Đội

 

- Tổ CM

Tháng 5 năm 2020

 

 

 

 

- Kiểm tra việc ra đề kiểm tra, tổ chức kiểm tra - đánh giá học sinh cuối học kì 2.

- Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo

- Kiểm tra hồ sơ sổ sách cuối năm.

- Kiểm tra công tác kiểm kê sách thiết bị dạy học, kiểm kê, bàn giao tài sản.

- Kiểm tra việc quản lý tài chính, tài sản, sử dụng các nguồn kinh phí trong nhà trường.

- Kiểm tra công tác thi đua khen thưởng.

- Kiểm tra công tác bàn giao học sinh về nghỉ hè.

- GV, HS

 

- CB-GV

- CB-GV-NV

- CB TV-TB

 

- HT, KT, TQ

 

- Ban TĐ-KT

- TPT Đội

Tháng 6 năm 2020

- Kiểm tra công tác sinh hoạt hè của học sinh nơi cư trú.

- Kiểm tra CSVC cuối năm

- Kiểm tra công tác trực hè

- Đội

- KT

- CB trực hè

Tháng 7 năm 2020

- Kiểm tra công tác tuyển sinh

- Kiểm tra CSVC cho năm học mới

- Kiểm tra kế hoạch tổ chức bán trú cho năm mới

- Ban tuyển sinh

- BGH, KT

- BGH, KT

Hình thức kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất, báo trước hoặc không báo trước.